Một thoáng tĩnh tâm với Trà Việt Nam.
Có lẽ chúng ta đang thấy rầm rộ trào lưu ẩm thực ngoại quốc trên các trang quảng cáo, hay trên đường phố, trong những nhà hàng sang trọng,... phong cách Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc,... Nhưng có một thứ thuần túy Việt Nam theo sát cuộc sống, cũng như tâm hồn người Việt từ già đến trẻ, từ sang trong đến đơn sơ từ bao đời nay, đó là Trà. Trà Việt Nam!
Trà là Quốc thuỷ của Việt Nam. Trà đi vào tâm hồn Việt một cách thanh thản, tĩnh lặng, bình dân và tự nhiên. Trong tâm thức người Việt luôn tự hào với công phu tẩm ướp, pha trà và thưởng thức trà.
Trà Việt Nam
Việt Nam hình thành nên 3 cách uống trà chính: Trà Hương, Trà Mạn và Trà Tươi
1. Trà Hương:
Là loại trà đặc trưng của Việt Nam vì người Việt Nam rất thích uống trà ướp hương của các loài hoa. Nói đến trà hương là phải nói đến 3 loại trà hương rất đặc sắc: trà sen, trà ngũ hương và trà hoa sứ
Trà Sen
là đại diện tiêu biểu trong ý tưởng xây dựng Quốc Trà Việt Nam, bởi quan niệm về hoa sen trong đạo Phật của người Á Ðông: “Hoa sen vốn dĩ là thứ hoa rất thanh cao mọc lên từ bùn lầy, điều đó tương tự như chữ Danh mà người quân tử rất coi trọng vậy". Hương hoa sen là những gì tinh tuý của trời đất tụ lại. Trà Sen vốn là loại trà ướp hương đặc trưng nhất của người Việt Nam.
2. Trà mạn
Trà mạn là trà không ướp hương, chú trọng đến sự tinh tế trong cách thưởng thức trà. Trà mạn có những tiêu chuẩn phức tạp về trà, nước pha trà, ấm uống trà, cách pha trà và bạn thưởng trà. Trà mạn có 2 loại chính là trà Tàu và trà Thiền.
3. Trà tươi:
Là cách uống trà cổ xưa nhất của người Việt và không chịu ảnh hưởng của bất kỳ nước nào. Nấu lá trà tươi trong ấm lớn và uống bằng bát rất phổ biến tại các vùng thôn quê, mang tính giải khát và tình làng xóm.
Trà Phong Việt Nam
nghệ thuật uống trà phản ảnh phong cách văn hoá ứng xử của người Việt Nam
Trong gia đình truyền thống, người nhỏ pha trà mời người lớn, phụ nữ pha trà mời các ông. Người ta có thể uống trà trong yên lặng suy gẫm như để giao hoà với thiên nhiên, như để tiếp cận giữa con người với môi trường, như để thảo hoạch những dự án phúc lợi cho đại chúng.
Uống trà là một lối tiêu khiển thanh đạm được tất cả mọi giới ưa chuộng. Pha trà mời khách cũng phải tốn nhiều công phu hàm dưỡng và trở thành một nghi thức. Trà phong Việt Nam thật là trân trọng ở cách dâng mời nhiều ngụ ý.
Thưởng trà là cả một nghệ thuật: cầm chén uống trà phải quay lòng bàn tay vào trong, dâng chén lên sát mũi để thưởng thức hương trà trước .Uống trà cũng phải uống từ ngụm nhỏ, để cảm nhận hết cái dư vị thơm ngon cuả trà. Uống trà là một cách biểu thị sự tâm đắc, trình độ văn hoá và cảm tình cùng người đối thoại.
Ngoài các lối uống trà đơn giản đến cầu kỳ trong các gia đình Việt Nam, các cụ ngày xưa còn có những hình thức hội trà. Ðó là uống trà thưởng xuân, uống trà thưởng hoa, uống trà ngũ hương.
Người Việt uống Trà là biểu hiện sự giao hoà với trời đất, cỏ cây, để kết bạn. Trà là một nhu cầu của sinh hoạt tinh thần - mà thông qua nó - người Việt đã biểu thị một thứ đạo lý làm người, một triết học nhân sinh, một cách cảm thụ cái cao rộng của trời đất
Có lẽ chúng ta đang thấy rầm rộ trào lưu ẩm thực ngoại quốc trên các trang quảng cáo, hay trên đường phố, trong những nhà hàng sang trọng,... phong cách Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc,... Nhưng có một thứ thuần túy Việt Nam theo sát cuộc sống, cũng như tâm hồn người Việt từ già đến trẻ, từ sang trong đến đơn sơ từ bao đời nay, đó là Trà. Trà Việt Nam!
Trà là Quốc thuỷ của Việt Nam. Trà đi vào tâm hồn Việt một cách thanh thản, tĩnh lặng, bình dân và tự nhiên. Trong tâm thức người Việt luôn tự hào với công phu tẩm ướp, pha trà và thưởng thức trà.
Trà Việt Nam
Việt Nam hình thành nên 3 cách uống trà chính: Trà Hương, Trà Mạn và Trà Tươi
1. Trà Hương:
Là loại trà đặc trưng của Việt Nam vì người Việt Nam rất thích uống trà ướp hương của các loài hoa. Nói đến trà hương là phải nói đến 3 loại trà hương rất đặc sắc: trà sen, trà ngũ hương và trà hoa sứ
Trà Sen
là đại diện tiêu biểu trong ý tưởng xây dựng Quốc Trà Việt Nam, bởi quan niệm về hoa sen trong đạo Phật của người Á Ðông: “Hoa sen vốn dĩ là thứ hoa rất thanh cao mọc lên từ bùn lầy, điều đó tương tự như chữ Danh mà người quân tử rất coi trọng vậy". Hương hoa sen là những gì tinh tuý của trời đất tụ lại. Trà Sen vốn là loại trà ướp hương đặc trưng nhất của người Việt Nam.
2. Trà mạn
Trà mạn là trà không ướp hương, chú trọng đến sự tinh tế trong cách thưởng thức trà. Trà mạn có những tiêu chuẩn phức tạp về trà, nước pha trà, ấm uống trà, cách pha trà và bạn thưởng trà. Trà mạn có 2 loại chính là trà Tàu và trà Thiền.
3. Trà tươi:
Là cách uống trà cổ xưa nhất của người Việt và không chịu ảnh hưởng của bất kỳ nước nào. Nấu lá trà tươi trong ấm lớn và uống bằng bát rất phổ biến tại các vùng thôn quê, mang tính giải khát và tình làng xóm.
Trà Phong Việt Nam
nghệ thuật uống trà phản ảnh phong cách văn hoá ứng xử của người Việt Nam
Trong gia đình truyền thống, người nhỏ pha trà mời người lớn, phụ nữ pha trà mời các ông. Người ta có thể uống trà trong yên lặng suy gẫm như để giao hoà với thiên nhiên, như để tiếp cận giữa con người với môi trường, như để thảo hoạch những dự án phúc lợi cho đại chúng.
Uống trà là một lối tiêu khiển thanh đạm được tất cả mọi giới ưa chuộng. Pha trà mời khách cũng phải tốn nhiều công phu hàm dưỡng và trở thành một nghi thức. Trà phong Việt Nam thật là trân trọng ở cách dâng mời nhiều ngụ ý.
Thưởng trà là cả một nghệ thuật: cầm chén uống trà phải quay lòng bàn tay vào trong, dâng chén lên sát mũi để thưởng thức hương trà trước .Uống trà cũng phải uống từ ngụm nhỏ, để cảm nhận hết cái dư vị thơm ngon cuả trà. Uống trà là một cách biểu thị sự tâm đắc, trình độ văn hoá và cảm tình cùng người đối thoại.
Ngoài các lối uống trà đơn giản đến cầu kỳ trong các gia đình Việt Nam, các cụ ngày xưa còn có những hình thức hội trà. Ðó là uống trà thưởng xuân, uống trà thưởng hoa, uống trà ngũ hương.
Người Việt uống Trà là biểu hiện sự giao hoà với trời đất, cỏ cây, để kết bạn. Trà là một nhu cầu của sinh hoạt tinh thần - mà thông qua nó - người Việt đã biểu thị một thứ đạo lý làm người, một triết học nhân sinh, một cách cảm thụ cái cao rộng của trời đất
Nhận xét
Đăng nhận xét